-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TRỌN BỘ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ NƯỚC CỨNG
08/15/2022 11:28:00
Đăng bởi Admin
(0) bình luận
TRỌN BỘ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ NƯỚC CỨNG
Chúng ta vẫn thường hay nghe về “nước cứng” và những tác hại chúng gây ra cho các vật dụng hoặc không gian như: phòng tắm trong ngôi nhà của bạn.
Tuy nhiên, liệu bạn đã biết hết về “nước cứng”? Dưới đây, hãy cùng Stanhome Homecare cập nhật các kiến thức tổng quan về “nước cứng” nhé!
Nước cứng là gì?
Theo Wikipedia, nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là 2 ion chứa Ca2+ và Mg2+ . Nước cứng được hình thành khi nước ngầm thấm qua các lớp đá vôi, đá phấn hoặc thạch cao. Trong nước cứng cũng có thể chứa ion sắt gây ra hiện tượng đóng cặn những vết ố nâu đỏ trong các bề mặt tráng men, sứ.
Phân loại nước cứng như thế nào?
Theo Cục khảo sát địa chất Hoa Kì, nước cứng được so sánh và phân loại như sau:
Phân loại | mg-CaCO3/L | mmol/L | °HD | ppm |
Nước mềm | 0–60 | 0–0,60 | 0–3,37 | 0–60 |
Nước tương đối cứng | 61–120 | 0,61–1,20 | 3,38–6,74 | 61–120 |
Nước cứng | 121–180 | 1,21–1,80 | 6,75–10,11 | 121–180 |
Nước rất cứng | ≥ 181 | ≥ 1,81 | ≥ 10,12 | ≥ 181 |
Tại Việt Nam, theo Quy chuẩn Kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành, độ cứng tính theo CaCO3 trong nước sinh hoạt có giới hạn tối đa là 350 mg/L được áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước (xem chi tiết tại đây)
Làm sao để nhận biết nước có cứng không?
Trong sinh hoạt hằng ngày, nước cứng được nhận biết thông qua hiện tượng xà phòng không tạo bọt, có mảng bám trắng tại các nơi có sự hiện diện của nước nóng hoặc tình trạng đóng cặn vôi trong bình nước sôi….
Ngoài ra, đối với các khu vực nhà tắm, chúng ta có thể nhận biết được nước cứng thông qua việc đóng cặn, bám trắng trên sen vòi, sàn nhà, gương kính, nội thất nhà tắm….
Lợi ích của nước cứng đối với sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trong nước cứng có chứa lượng lớn nguyên tố Mg và Ca - 2 nguyên tố có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt cho xương, cơ bắp và hệ thần kinh.
Theo các nghiên cứu, nước cứng hoàn toàn không có hại cho sức khỏe, song nước mềm lại dẫn đến một số bệnh lý như loãng xương, cao huyết áp hay tiểu đường… do thiếu hụt Canxi và Magie. Tại Pháp, các tài liệu tham khảo chế độ ăn uống của dân số cho thấy lượng nước cứng tiêu thụ đôi với người trên 25 tuổi là 950 mg/ngày và 1000 mg/ngày từ 18 đến 25 tuổi (nguồn ANPES 2017).
Việc tiêu thụ đủ lượng nước cứng, chế độ ăn uống cân bằng cho phép bạn cung cấp đủ khoáng chất Ca và Mg cho cơ thể
Vậy nên, chúng ta không nên loại bỏ nước uống chứa các nguyên tố này ra khỏi cơ thể. Một số nghiên cứu khác khuyến cáo nồng độ tối ưu trong nước uống của nguyên tố calci là 40–80 ppm và magnesi là 20–30 ppm; còn độ cứng toàn phần trong nước tối ưu là 2–4 mmol/L (tương đương 200–400 ppm) ( Theo Wikipedia)
Tác hại của nước cứng đối với đồ dùng gia đình
Nước cứng lại đem lại lợi ích sức khỏe, tuy nhiên nước cứng lại làm ảnh hưởng đến các đồ dùng trong gia đình. Hãy cùng tìm hiều nhé!
- Nước cứng khi bám vào các đường thành ống sẽ làm cho nước chảy chậm và dần dần làm bít tắc đường ống
- Với xà phòng, nước cứng làm giảm khả năng khả năng tạo bọt, làm tiêu hao nhiều xà phòng hơn để có thể làm sạch.
- Nước cứng còn gây ra hiện tượng ố vàng trên tường, sàn nhà tắm… và màu nâu đỏ bám vào các vật dụng bằng sứ như: ấm trà, men gạch…
- Nước cứng còn gây nên các vết bẩn cứng đầu bám chặt trên các vật dụng inox, gương kính, bồn rừa…. trong nhà tắm, rất khó xử lý cũng như gây hư hại và làm giảm thẩm mỹ cho nhà tắm.
- Khi sử dụng nước cứng để giặt quần áo, các cặn bám sẽ bám dính trên quần áo làm mòn dần kết cấu sợi vải, khó làm sạch, gây mất thời gian cho việc xử lý.
Trên đây, Stanhome Homecare Việt Nam đã cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích về nước cứng trong đời sống hàng ngày. Hãy theo dõi cùng chúng tôi để có thêm những kiến thức để làm sạch nước cứng an toàn cho đồ dùng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của cả nhà bạn và đón đọc các chia sẻ hữu ích khác nữa từ Stanhome trong chăm sóc nhà cửa bạn nhé.
Tư vấn bởi STANHOME